Hội thảo đề tài khoa học cấp bộ: “Đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam”
Ngày đăng:  01/03/2024 | 02:42 CH | 120
Ngày 29 tháng 02 năm 2024, tại Trụ sở Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT), Ban chủ nhiệm đề tài khoa học cấp bộ: “Đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” do ThS. Dương Văn Huế, Phó Chánh Văn phòng, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm đã tiến hành tổ chức hội thảo lần 2. Tham dự hội thảo có sự tham gia của đại diện Ban tiếp công dân Tỉnh Bắc Ninh và toàn thể viên chức thuộc Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra.
...

Phát biểu tại hội thảo, ThS. Dương Văn Huế trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài, cụ thể: Đề xuất các khái niệm cơ bản liên quan đến giải quyết mục tiêu của đề tài; đề xuất cơ sở khoa học liên quan đến đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam làm cơ sở đề xuất nội dung nghiên cứu của đề tài; đánh giá tác động của đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam; vai trò của đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam. Trên cơ sở phần lý luận, Đề tài nghiên cứu thực trạng pháp luật tiếp công dân và các quy định của Đảng liên quan đến đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam; nghiên cứu thực trạng hoạt động thực tiễn của tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam làm cơ sở đề xuất các giải pháp. Đề tài cũng đánh giá thực trạng tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của pháp luật và hoạt động thực tiễn về tổ chức và hoạt động tiếp công dân theo pháp luật tiếp công dân và các quy định của Đảng làm cơ sở đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, Đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật tiếp công dân theo hướng đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam; đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam.

Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, Ban chủ nhiệm đề tài cần đổi tên chương I là cơ sở lý luận về đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam; làm rõ các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, vai trò, thẩm quyền, phương thức, những yếu tố tác động và nội dung hoạt động tiếp công dân; sự cần thiết phải đổi mới và nội dung đổi mới tại chương I. Đối với chương II, Đề tài nên đề cập tới thực trạng quy định về tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam, trong đó những tồn tại, hạn chế nên khuôn lại thành hai nhóm: tồn tại, hạn chế về tổ chức và tồn tại, hạn chế về hoạt động. Việc tiếp công dân của Việt Nam hiện nay chưa gắn với với việc xác minh, thanh tra, kiểm tra; chưa gắn với việc phối hợp với Ban tiếp công dân của các cục, vụ, đơn vị của Thanh tra Chính phủ và địa phương. Do vậy, Đề tài cần làm rõ hơn những vấn đề này tại phần thực trạng, làm cơ sở cho những kiến nghị tại chương III. Tại phần chương III, Ban chủ nhiệm nên bổ sung nội dung nhu cầu đổi mới; quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam.

Kết thúc hội thảo, Chủ nhiệm đề tài phát biểu cảm ơn và xin tiếp thu ý kiến của đại biểu để hoàn thiện kết quả nghiên cứu.

Tin: Đậu Hiền

Ảnh: Hữu Thắng